CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH ĐÀI LOAN

  1. Chủng loại:có khoảng 15 loài.
  2. Loài phổ biến dùng cho nuôi công nghiệp:Cá Rô-phi đơn tính.
  3. Đặc tính:Cá được phối giống tại Taiwan, sau khi cải tạo, cá giống có sức đề kháng bệnh cao, thích nghi mạnh với môi trường thay đổi. Thuộc tính ăn tạp, tăng trưởng nhanh, dể nuôi, thịt thơm ngon, không xương dăm, chứa nhiều Protein. Nên rất được người tiêu dùng chọn ăn. Người Taiwan nuôi thường thích chọn nuôi loài cá này, cũng là loài cá được các nước chọn nuôi nhiều nhất.
  4. Tình hình nuôi trồng ở Taiwan:

Năm 2001, Đài Loan sản xuất 82.787 tấn cá rô phi, sản lượng khoảng 29% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Đài Loan với trị giá 78 triệu USD. Sản phẩm cá rô phi xuất khẩu chiếm 10% tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản.

Năm 2002 sản lượng rô phi tại Đài Loan là 100.000 tấnn trị giá 95 triệu USD.

  1. Cách thức nuôi:

    a/ Nuôi tự nhiên.

    b/ Nuôi công nghiệp

    c/ Nuôi bằng Bè.

Ngành nuôi trồng công nghiệp phát triển của Taiwan, phối hợp với thức ăn công nghiệp, và Bè nuôi công nghiệp. Tất cả đều có thể áp dụng tại Việt nam, để đưa nghề nuôi cá phát triển mạnh lên.

  1. Thời gian nuôi:được chia làm 4 giai đoạn.
  2. Cá hương : 0.1 Gr ~ 1 Gr: thời gian 1 tháng.
  3. Cá nhỏ từ 1Gr ~ 20Gr: 1 tháng
  4. Cá Vừa từ 20Gr ~ 600Gr: 4 tháng, có thể tiêu thụ.
  5. Cá lớn từ 600Gr ~ 1Kg: 4 tháng, dùng để chế biến xuất khẩu.
  6. Nhiệt độ thích hợp:từ 20 ~ 35 C
  7. Mùa sinh sản:từ tháng 4 ~ tháng 8, cao điểm tháng 6.
  8. Trọng lượng cá dùng để gia công xuất khẩu:800 Gr ~ 1.200 Gr.
  9. Sản phẩm:Đầu cá, thịt cá sasimi, Fillet có da và không da, nướng, chiên, da cá v.v… đang dạng sản phẩm xuất khẩu. Cá Đông lạnh thường xuất nguyên con có trọng lượng từ 600 Gr ~ 800 Gr là chính.

Giá thành nuôi Cá Rô Phi ở Taiwan

Tiền con giống : 300 đ /con x 30.000 con = 9.000.000 VND

Tiền thức ăn : 5.200 đ /kg x 30.000 con = 156.000.000 VND

Lương nhân viên: 800.000 đ x 2 người x 10 tháng = 16.000.000 VND

Khấu hao máy móc: 6.000.000 VND

Tiền điện, dầu chạy máy: 1.000.000 x 10 tháng =  10.000.000 VND

Tiền thuê ao nuôi : 1.500.000 đ x 10 tháng = 15.000.000 VND

Tổng cộng : 212.000.000 VND

 Sản lượng thu hoạch ở Taiwan

600 Gr (30%) 6.000 con = 3.600 kg x 15.000 đ  =  54.000.000 đ

800 Gr (50%) 14.000 con = 11.200 kg x 18.000 đ  =  201.600.000 đ

1000 Gr (20%) 6.000 con = 6.000 kg x  20.000 đ =  120.000.000 đ

Cộng:  26.000 con = 20.800 kg  =  375.600.000 đ

Thành phần thức ăn công nghiệp cho Cá Rô phi:

Chất đạm : 28%

Năng lượng trao đổi : 2850

Phốt pho : 9 %

Can xi : 2.5 %

Chất béo : 8.5 %

Độ ẩm : 10 %

Nuôi cá thịt

Cá rô phi có khả năng thích nghi và phân bố rộng nên có thể nuôi được ở cả nước ngọt, mặn, lợ và kể cả nước thải của đô thị. Cá ăn tạp, kể cả động thực vật, phân chuồng và mùn bã hữu cơ… Tốc độ lớn nhanh, bình quân 70-100g/tháng. Cá ít mắc bệnh, rất thuận lợi trong quá trình nuôi. Ơở các tỉnh phía bắc như Hà Bắc, Ninh Bình, Hải Phòng… đã nuôi cá rô phi đơn tính xen với trồng lúa trên diện tích rộng; sau 2 tháng nuôi thể trọng cá tăng 50-60 lần so với khi thả giống. Các tỉnh ven biển miền trung lại nuôi cá rô phi đơn tính sau vụ thu hoạch cua nuôi ở vùng đầm nước lợ, cũng đã tăng thêm được từ 300 đến 1000 kg sản phẩm trên mỗi hecta. TP. Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện tự nhiên tốt cho việc sản xuất giống đơn tính và nuôi cá rô phi thịt. Tại đây, Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản (thuộc sở thủy sản của thành phố) đã thành công trong việc sản xuất giống bán cho nhân dân nuôi thành cá thịt tại các khu vực nước thải, vừa có nguồn thu nhập, vừa làm sạch môi trường. Đến nay, công ty đã ký hợp đồng bán cá rô phi giống đơn tính và cá thịt cho nhiều khách hàng dưới dạng cá thịt đông lạnh nguyên con xuất khẩu.

Nếu nuôi mật độ thưa (1-2 con/m2) thì ở vùng nước ngọt có cho cá ăn, còn ở nước lợi không cần cho ăn vì nguồn thức ăn tự nhiên phong phú sẵn, nuôi ở nguồn nước thải cũng không phải cho ăn. Cá đạt cỡ 0,4kg/con trở lên là đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Trong điều kiện diện tích hẹp, nên tận dụng hết công suất của đất bằng cách nuôi mật độ dày với cách chăm sóc kỹ hơn. Cụ thể: Nếu thả 3-5 con/m2, phải là nơi có sẵn thức ăn trong đó. Thả 7-14 con/m2, phải cho thêm thức ăn. Thả 15-20 con/m2, phải cho ăn hoàn toàn. Thức ăn chính nuôi cá rô phi là phân hữu cơ đã ủ kỹ để diệt bớt vi khuẩn có hại cho cá trong điều kiện nuôi dày.

Những nơi không tiện cho cá ăn phân hữu cơ, thì nuôi bằng cá tạo hay cám tổng hợp, như ở xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Còn có thể nuôi cá trong lồng như ở sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình, và ở hồ chứa suối Hai, tỉnh Hà Tây, cho ăn bằng bột ngô, bột cá đạt hệ số tăng trọng 3/1 (3kg thức ăn cho 1kg cá). Ngoài ra còn có thể nuôi cá kết hợp với ruộng lúa.